Ngày đăng: 19/06/2022 Đã xem: 494
Các công nghệ in ấn hiện nay
Công nghệ in ấn thay đổi và phát triển ngày càng nhanh chóng, nhằm cải thiện chất lượng in, cũng như hình ảnh sắc nét cho sản phẩm sau khi in. Trong bài viết này, Thiết kế Sáng tạo xin giới thiệu cùng bạn bài viết liên quan đến các công nghệ in ấn hiện nay.
Có thể bạn quan tâm
Công nghệ in ấn thay đổi và phát triển ngày càng nhanh chóng, nhằm cải thiện chất lượng in, cũng như hình ảnh sắc nét cho sản phẩm sau khi in. Trong bài viết này, Thiết kế Sáng tạo xin giới thiệu cùng bạn bài viết liên quan đến các công nghệ in ấn hiện nay.
1.In lụa
Là một dạng trong kỹ thuật in ấn, xuất phát từ việc giới thợ in đặt ra từ bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa. Sau đó, bản lưới lụa dần thay thế bởi các vật liệu như vải bông, vải sợi, lưới kim loại…. đôi lúc còn được gọi là in lưới.
Thông thường, công nghệ in lúa có nguyên lý hiểu như là in mực dầu trên giấy, chỉ in phần mực in thấm qua lưới in. Chúng ta có thể sử dụng các vật liệu in như nilon, vải, thủy tinh,…
2. In typo
Phương thức xuất phát từ phương in xưa của người Trung Quốc nhưng người Đức là người được thế giới xem là ông tổ trong ngành in.
Việc in này là phương pháp khó hơn, trên khuôn in typo, các phần cần in nằm trên cao hơn các phần không in. Khi chúng ta chà mực qua bề mặt khuôn, sẽ ép in, mực thấm qua mặt giấy in, cho ra các dòng chữ, làm rõ nét hình ảnh, chữ in cần hiển thị ra sản phẩm. Cách thức này hiện nay không còn phổ biến nữa, thông thường chỉ in cho ép chìm nổi, ép nhủ bạc, vàng là chủ yếu. Vì thế có thể xem như là khan hiếm và mang tính truyền thống.
3. Công nghệ in flexo
Khuôn in thuộc dạng khuôn in cao như in typo, nhưng chế tạo bằng chất dẻo làm từ cao su hay nhựa thông qua quá trình phơi quang hóa. Thường dùng công nghệ in flexo trong việc in các decal, bao bì, in thùng carton là chủ đạo.
4. Công nghệ in ống đồng
Phương pháp in lõm, trên khuôn in thì hình ảnh được khắc vào bề mặt kim loại, khắc lõm. Khi đó chúng ta sử dụng mực lỏng quét lên bề mặt khuôn in, mực lấp vào các phần bị lõm, sau đó gạt bỏ phần mực thừa trên bề mặt, ép lên bề mặt cần in và cho ra kết quả trên bề mặt vật liệu chúng ta cần in.
Thông thường khuôn in thường dụng trục kim loại, trên bề mặt của khuôn mạ 1 lớp đồng mỏng, các phần tử in ép lên bề mặt này nhờ axit hay một máy khắc.
Việc này thường ứng dụng trong việc in bao bì nhựa, túi đựng bánh kẹo, túi xà phòng, bao bì đựng thực phẩm.
5. Công nghệ in offset
Phương pháp in offset rất phổ biến, và chúng ta thấy nó rất thông dụng trong đời sống của chúng ta.
Loại in này là thuộc dạng in phẳng, hình ảnh, chữ thể hiện trên bản in có tính quang hóa để tạo ra các phần tử in bắt mực và phần tử không in thì bắt nước. Offset tức là truyền quan, tức là khi in thì bản in không ép trực tiếp lên vật liệu in, giấy in mà truyền lên bề mặt 1 tấm cao su, rồi tấm cao su này ép lên bề mặt giấy. Việc in này giúp quá trình truyền mực được đảm bảo tốt nhất.
6. Công nghệ in kỹ thuật số
Mang tính phổ biến rộng rão. Tính linh động cao và chi phí rẻ, có thể in đa dụng trên các vật liệu như vải, thủy tinh, màng mỏng, túi đựng… Thông thường sẽ in bằng giấy, ngoài ra còn các loại vật liệu khác.